GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM TOÀN DIỆN CHO TÀU THUYỀN ĐI BIỂN

giai phap chong tham 01

Tất cả các loại tàu thuyền hiện nay trước khi hạ thủy đều phải trải qua một quy trình chống thấm nghiêm chỉnh để đảm bảo được độ an toàn cho ngư dân khi đánh bắt và vận chuyển hàng trên biển. Với rất nhiều biện pháp chống thấm khác nhau, đâu sẽ là sự lựa chọn tối ưu và giúp ngư dân tiết kiệm chi phí? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ thật sự bổ ích của những đơn vị thi công chống thấm tàu thuyền uy tín trên thị trường.

Phương Pháp Thi Công Chống Thấm Hiệu Quả Và Tiết Kiệm Chi Phí

Đối với việc chống thấm tàu thuyền hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm được áp dụng như sử dụng các loại sơn chống thấm, các loại bột bã, vật liệu, keo chống thấm. Nhưng hiệu quả và tiết kiệm cho phí nhất vẫn là sử dụng vật liệu composite. Với những tính năng ưu Việt như nhẹ, khả năng chống thấm vượt trội so với các loại vật liệu khác và hơn hết là chi phí thi công rẻ, giúp mọi người tiết kiệm nhiều chi phí, thì đây chính là những nguyên nhân nhiều đơn vị thi công uy tín về chống thấm tàu thuyền khuyên dùng.

Cọ lăn Mặt Trời
Cọ lăn Mặt Trời

Những Vật Dụng Bắt Buộc Phải Có Khi Thi Công Chống Thấm Bằng Vật Liệu Composite

Để thi công chống thấm cho tàu thuyền bằng composite cần rất nhiều vật dụng liên quan, nếu như không nhận định rõ những vật dụng đó là gì, loại nào sẽ phù hợp, loại nào nên kết hợp với loại nào thì dù quá trình thi công có chuyên nghiệp đến đâu, việc chống thấm vẫn không đạt được yêu cầu, dễ gây hư hỏng tàu thuyền trong thời gian ngắn.

Vật dụng đầu tiên cần có trong thi công chống thấm là nhựa bọc phủ tàu thuyền composite, loại polyester không no, gốc ortho với thời gian đóng rắn và thấm sợi nhanh, giúp tiến trình thi công tiết kiệm thời gian hơn. Nếu dùng cho bọc chống ăn mòn, có thể dùng thêm loại nhựa Vinyl Ester, có khả năng chịu các loại axit và kiềm mạnh có trong nước biển.

vật dụng composite
vật dụng composite

Chất đóng rắn là một yếu tố không thể thiếu, giúp thời gian cứng keo nhanh hơn, tăng cường hiệu suất thi công chống thấm cho tàu thuyền. Loại chất đóng rắn được nhiều đơn vị thi công chống thấm khuyên dùng là Trigonox V388 và Butanox.

Tiếp theo là sợi thủy tinh gia cường, kết hợp với lớp keo composite tạo thành một lớp màng chống thấm vững chắc. Thường khi tiến hành thi công chống thấm, sẽ sử dụng 2 lớp sợi thủy tinh gia cường và một lớp sợi Tissue, sợi Tissue là một lớp sợi thủy tinh siêu mỏng, có khả năng chống chịu các tác động ăn mòn, gia cường thêm cho lớp chống thấm.

sợi thuỷ tinh composite
sợi thuỷ tinh composite

Một vật dụng đi kèm không thể thiếu là cọ lăn composite. Để có thể sử dụng tốt với keo composite và các hóa chất pha keo như chất đóng rắn và một số loại dung môi kèm theo, thì cọ lăn phải đảm bảo được độ bền, chắc và đặc biệt có khả năng sử dụng trong môi trường hóa chất. Cọ lăn Mặt Trời chuyên dụng cho thi công composite được sản xuất từ vải cao cấp, thành phần từ cotton và acrylic được gia cường thêm sợi thủy tinh, có độ bền cao, hoạt động tốt với các loại hóa chất, rất phù hợp với các công trình thi công composite.

Quy Trình Chống Thấm Bằng Composite Chi Tiết Dành Cho Các Chủ Ghe Tàu Nhỏ

Đầu tiên cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết: Nhựa polyester 8120, chất đóng rắn mekpo, sợi thủy tinh Mat 300, sợi Tissue 30, acetone và cọ lăn Mặt Trời chuyên dụng composite.

Bước 1: Cần làm sạch bề mặt tàu thuyền, sau đó để khô ráo khoảng 24-48h. Phải đảm bảo được tàu thuyền khô ráo, trường hợp còn ẩm ướt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả chống thấm, các phần ẩm ướt còn lại sau khi thi công chống thấm sẽ bốc hơi, khiến lớp chống thấm bị phồng nứt, gây giảm hiệu quả chống thấm.

làm sạch bề mặt thuyền
làm sạch bề mặt thuyền

Bước 2: Pha nhựa polyester 8210 với chất đóng rắn mekpo 2%, tùy thuộc vào diện tích ghe tàu mà sử dụng nhiều hay ít. Sau đó dùng lăn Mặt Trời lăn hỗn hợp vời pha lên lớp lót đầu tiên. Kỹ thuật lăn một lớp dọc trước, kèm theo một lớp ngang sau, để tạo sự đan chéo, tạo lớp chống thấm bền chặt hơn.

Bước 3: Sau 15- 20 phút keo khô, cắt sợi thủy tinh Mat 300 theo diện tích cần chống thấm, sau đó dùng hỗn hợp keo lăn trên lớp keo lót đầu tiên, phủ hết bề mặt sợi thủy tinh, sau đó lại đợi 15 phút để lớp keo đóng rắn.

bọc composite chống thấm tàu thuyền
bọc composite chống thấm tàu thuyền

Bước 4: Lặp lại bước 2 và bước 3 thêm 1 lần nữa, để tạo thành 2 lớp sợi bền chắc, phủ lên những khu vực cần chống thấm. Sau khi lăn một lớp keo, sẽ tiến hành phủ một lớp sợi.

Bước 5: Cuối cùng thì phủ một lớp sợi Tissue bên ngoài, vừa giúp bảo vệ 2 lớp sợi thủy tinh bên trong, vừa có tác dụng chống ăn mòn, đạt hiệu quả cao trong quá trình chống thấm và chống ăn mòn. Sau đó phủ một lớp keo bên ngoài để hoàn thiện quy trình chống thấm.

Lưu ý: Vì trong keo lăn chống thấm có chất đóng rắn, vì vậy sau khi lăn xong từng lớp keo, cần ngâm cọ vào dung dịch acetone chuẩn bị sẵn, để tránh trường hợp keo chết, cọ sẽ không sử dụng được nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *