Cách phân biệt các loại sơn dầu, sơn nước, composite và epoxy

Phân biệt các loại sơn

Một người thợ sơn chuyên nghiệp sẽ hiểu rõ đặc tính của từng loại sơn và sử dụng chúng một cách phù hợp. Nhưng nếu bạn là người mới tìm hiểu về nghề sơn, sẽ có chút khó khăn trong việc phân loại các dòng sơn khác nhau. Thành Công sẽ chia sẻ cho các bạn cách phân biệt các loại sơn dầu, sơn nước, epoxy và compposite.

Đối với sơn dầu:

Khi sử dụng sơn dầu, bề mặt công trình có độ bóng rất cao, vì vậy chúng ta dễ dàng lau chùi khi có vết bẩn. Dòng sơn rất được ưa chuộng với những nhà có con nhỏ, công trình trường học, công sở,…

Bề mặt bóng mịn cũng giúp công trình chống chọi được với các tác động bên ngoài tốt, chống xước, va đập hiệu quả. Đặc biệt là khả năng chống thấm, ẩm, nấm mốc tốt. Màng sơn đanh, chắc và rất dẻo dai nên dù gặp mưa nắng vẫn giữ được màu sắc như ban đầu. Bạn có thể yên tâm khi sử dụng dòng sơn này để bảo vệ ngôi nhà của mình.

Phân biệt các loại sơn
Phân biệt các loại sơn

Tuy nhiên, sơn dầu cũng có một vài nhược điểm:

Trong quá trình sơn, dung môi hữu cơ sẽ bay đi tạo ra mùi khó chịu. Thợ sơn cần đeo khẩu trang để giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn cũng phải cẩn thận tránh rơi vãi sơn trong quá trình thi công vị nó bám lâu nên rất khó vệ sinh sàn. Thi công sơn dầu cũng khó hơn sơn nước, và khi đã sử dụng sơn dầu nghĩa là bạn không thể sơn nước.

Sau khi sơn xong sẽ có độ phản sáng nhất định. Giá thành của sơn dầu sẽ cao lên rất nhiều nếu bạn dùng nó để sơn mảng tường lớn.

Đối với sơn nước:

Trong quá trình thi công, hàm lượng chất bay hơi (VOC) thấp nên khá an toàn và thân thiện với môi trường. Điều này cũng giúp giảm được mùi hôi khó chịu và nguy cơ cháy nổ.

Sơn nước thường được sử dụng cho tường nhà, các bề mặt kim loại, gỗ, nhựa, thủy tinh bằng mọi phương pháp như sơn, quét, lăn, phun, nhúng.

Công dụng của sơn nước
Công dụng của sơn nước

Nhược điểm của dòng sơn này là chỉ tương thích với một số công trình có các bề mặt kể trên. Nếu thi công trong điều kiện độ ẩm cao sẽ khó bay hơi, mất nhiều thời gian hơn để thi công.

Đối với sơn EPOXY:

EPOXY có ưu điểm chi phí đầu tư ban đầu thấp, thời gian thi công nhanh nên được lựa chọn nhiều. Bề mặt sơn liền khối, không có giáp mí, dễ dàng vệ sinh. Công trình sử dụng EPOXY giúp giảm bụi bề mặt, tạo không gian sạch sẽ, màu sắc khá đẹp.

Cọ lăn Epoxy Đông Nam Á
Cọ lăn Epoxy Đông Nam Á

Đối với COMPOSITE:

COMPOSITE là lựa chọn tối ưu cho nhà xưởng sử dụng hóa chất, hoặc vỏ tàu gỗ/ thép bởi khả năng chịu hóa chất với mọi loại axit, bazo với nồng độ đậm đặc. Các công trình sử dụng sơn COMPOSITE có tuổi thọ lâu dài lên đến 20 – 30 năm do sơn có khả năng chống ăn mòn, mài mòn rất tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *